Những gương mặt cựu sinh viên tiêu biểu nhất của NEU

Khi nhắc đến Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU), chúng ta thường nghĩ đến là trường top về đào tạo ngành kinh tế của Việt Nam, là trường ĐH có sự đầu tư về cơ sở vật chất mang đậm phong cách quốc tế và là trường có Hoa hậu, Á hậu đăng quang,…Bên cạnh đó, có một điều mà Nhà trường luôn luôn tự hào, đó chính là những gương mặt cựu sinh viên tiêu biểu của ĐH Kinh tế Quốc dân từ những năm trường được thành lập đến nay.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là nơi đào tạo ra nhiều lãnh đạo cấp cao nhất cho Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nhiều doanh nhân nổi tiếng cũng là cựu sinh viên và nghiên cứu sinh của trường

15 gương mặt cựu sinh viên tiêu biểu nhất của ĐH Kinh tế Quốc dân

1. Ông Nguyễn Xuân Phúc (1954) – Hiện đang làm Chủ tịch nước thứ 10 của Việt Nam


Cựu sinh viên NEU: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Từ năm 1973, chàng thanh niên Nguyễn Xuân Phúc theo học Lớp Công nghiệp – Khóa 15 tại Đại học Kinh tế Kế hoạch nay là Đại học Kinh tế Quốc dân. Trong thời gian theo học, cậu sinh viên thông minh, lanh lợi này rất chăm chỉ học tập, tham gia tích cực các hoạt động trong phong trào Đoàn thanh niên, liên tục được bầu làm Bí thư Chi đoàn. Sau khi tốt nghiệp, cậu sinh viên Nguyễn Xuân Phúc quay trở về quê nhà và bắt đầu sự nghiệp của mình.

Từ đó, kinh qua các chức vụ như Cán bộ Ban Quản lý kinh tế tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, lên đến Chuyên viên, Phó Văn phòng rồi Chánh văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, lên đến chức vụ Bí thư Đảng ủy cơ quan… Sau đó ông lần lượt giữ các chức vụ Giám đốc Sở Du lịch, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, Tỉnh ủy viên khóa 15, 16 tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Tại Kỳ họp đầu tiên của Quốc Hội khóa XIV, ông được bầu làm Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 – 2021. Và tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, ông được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tái đắc cử Ủy viên Bộ Chính trị.

2. Ông Ngô Văn Dụ (1947) – Nguyên Ủy viên Bộ chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương 


Chàng thanh niên Ngô Văn Dụ sinh ra trong một gia đình nghèo tại miền quê Vĩnh Phúc. Có chí hướng từ bé, chàng thanh niên Ngô Văn Dụ đã quyết tâm học giỏi, phấn đấu vươn lên trong học tập và hoạt động cách mạng. Do những nỗ lực, quyết tâm và tư chất thông minh, Anh thanh niên Ngô Văn Dụ được Tổ chức tin tưởng cử đi học tại trường Đại học Kinh tế Kế hoạch (nay là Đại học Kinh tế Quốc dân). Được giữ lại Trường làm giảng viên.

Do nhu cầu cán bộ của đất nước, Thầy giáo Ngô Văn Dụ được cử về công tác tại địa phương và từng bước được tổ chức tín nhiệm, bổ nhiệm lên các chức vụ cao cấp như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng. Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội khóa XII.

3. Ông Nguyễn Đức Kiên (1948) – Nguyên Phó Chủ tịch Quốc Hội lớp học xuất nhập khẩu online

 

Nguyên Phó chủ tịch quốc hội: Nguyễn Đức Kiên

Chàng thanh niên trẻ Nguyễn Đức Kiên rời miền quê nghèo Gia Lộc – Hải Dương về Hà Nội học lớp Vật Giá – khóa 10, Trường Đại học Kinh tế Kế hoạch (nay là Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) vào những năm tháng chiến tranh gian khổ của đất nước. khóa học nghiệp vụ quản trị nhân sự

Thời gian này trường, lớp còn đơn sơ, giáo trình, tài liệu học tập còn đơn giản, thầy – trò phải chạy ăn từng bữa… Vượt lên những gian khổ đó, cậu sinh viên Nguyễn Đức Kiên đã chăm chỉ, chịu khó học tập và cùng các thầy cô, các bạn sinh viên tham gia tăng gia sản xuất. Những bữa ăn tập thể đơn giản nhưng thắm tình thầy trò, anh em. Tốt nghiệp đại học, chàng thanh niên Nguyễn Đức Kiên đã phấn đấu nỗ lực công tác.

Trong sự nghiệp của mình, ngoài vai trò Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XII, ông Nguyễn Đức Kiên còn làm nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Việt Nam. học thực hành kế toán thuế

4. GS. TS Đỗ Hoài Nam (1949) – Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

 

GS. TS Đỗ Hoài Nam  – Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

Chàng thanh niên quê quan họ Bắc Ninh Đỗ Hoài Nam nhút nhát có đặc điểm là trí nhớ rất tốt. Rời vùng quê quan họ Đỗ thi trúng tuyển vào lớp Kinh tế Công nghiệp – Khóa 8, Trường Đại học Kinh tế Kế hoạch (nay là Đại học Kinh tế Quốc dân). Say mê học tập, nghiên cứu, cậu sinh viên Đỗ Hoài Nam luôn đứng đầu lớp về kết quả học tập.

Những giải thưởng nghiên cứu khoa học xuất sắc thời sinh viên đã định hình con đường sự nghiệp sau này của GS. TS Đỗ Hoài Nam nguyên Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX (2001-2006) và X (2006-2011), đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa khóa 11, thuộc đoàn đại biểu Lâm Đồng. Ông cũng là nguyên Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2011. Hiện GS Đỗ Hoài Nam là Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Học viện Khoa học Xã hội.

5. GS. TS. Lê Hữu Nghĩa (1947) – Nguyên Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh


GS.TS Lê Hữu Nghĩa xuất thân từ miền quê nghèo Đức Phổ – Quảng Ngãi. Rời miền quê nghèo, chàng thanh niên Lê Hữu Nghĩa quyết tâm thi đỗ vào Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Kinh tế Kế hoạch (nay là Trường Đại học Kinh tế Quốc dân). giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn

Cậu sinh viên họ Lê luôn được bạn bè, đồng nghiệp yêu quý và đánh giá rất cao. Được giữ lại trường làm công tác giảng dạy ở Bộ môn Triết (nay là Khoa Lý luận chính trị).

Được sự điều động của Đảng và Nhà nước, thầy giáo Lê Hữu Nghĩa đi học ở nước ngoài, rồi về công tác ở các Ban của Đảng. Các công trình nghiên cứu, các bài giảng cho các cán bộ cấp cao cũng lần lượt ra đời bởi tâm huyết và sự đam mê của GS. TS Lê Hữu Nghĩa nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

6. TS. Somphao Phaysith (1954) – Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Lào 

Sinh ra và lớn lên ở đất nước Triệu Voi, chàng thanh niên Somphao Phaysith luôn nuôi ý chí là giàu và dựng xây đất nước. Với khát khao muốn học tập, nghiên cứu các mô hình của Việt Nam, vị cán bộ trẻ ngành ngân hàng đã đăng kí học nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Bảo vệ tốt nghiệp xong luận án Tiến sỹ ngành ngân hàng, TS Somphao Phaysith quay về Lào tiếp tục công tác ở vị trí Thống đốc Ngân hàng Trung Ương Lào.

7. Ông Dương Công Minh –Chủ tịch HĐQT CTCP Him Lam

Chàng thanh niên quê ở Quế Võ  – Bắc Ninh, tính tình nhút nhát, chỉ dám nhìn trộm các cô gái nhưng lại rất quyết đoán trọng việc chọn học đại học ngành Vật giá tại Trường Đại học Kinh tế Kế hoạch.

Từ một cậu sinh viên nhút nhát, chàng sinh viên điển trai họ Dương đã nhiệt tình tham gia và luôn dẫn đầu lớp trong các phong trào sinh viên. Tốt nghiệp đại học, cậu thanh niên xứ Kinh Bắc theo cùng chúng bạn đi kinh doanh Xoài để xuất khẩu sang Trung Quốc. khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu

Lần thất bại đầu tiên đã cho cậu bài học đáng quý, nhưng cũng giúp cậu phát hiện ra một cơ hội đầu tiên, là tiền đề cho sự thành công trong sự nghiệp của mình. Hiện nay, ông Chủ tịch HĐQT CTCP Him Lam, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, Cựu sinh viên lớp Vật giá – Khóa 22, Khoa Vật giá (nay là Khoa Marketing) của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một trong những doanh nhân thành đạt nhất ở Việt Nam.

8. Ông Trần Đình Long – Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát

Quê ở một miền quê nghèo khó ở Hải Dương, cậu học sinh đam mê toán học Trần Đình Long luôn khao khát làm giàu và góp phần giúp đỡ quê hương. Quyết tâm thi vào trường Đại học Kinh tế Kế hoạch (nay là Trường Đại học Kinh tế Quốc dân), anh sinh viên trẻ Trần Đình Long đã chọn chuyên ngành Toán Kinh tế của Trường.
Tốt nghiệp Đại học, khát khao làm giàu khiến chàng sinh viên bôn ba khắp chốn trong và ngoài nước, cuối cùng anh đã chọn ngành Thép làm tiền đề cho sự nghiệp của mình. Đến nay Ông Chủ của Tập đoàn Hòa Phát là cái tên được mọi người biết đến là doanh nhân thành công và giàu có nhất ngành thép.

9. Giáo sư kinh tế Đặng Phong


 
GS Đặng Phong sinh năm 1939 tại Khúc Thủy, Thanh Oai, Hà Nội. Ông tốt nghiệp khoa lịch sử Đại học Hà Nội năm 1960, tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân năm 1964, tốt nghiệp khóa đào tạo nâng cao Học viện Kinh tế Địa Trung Hải, Montpellier (Pháp) năm 1991.

Cố giáo sư là tác giả của nhiều công trình, đặc biệt ông đã dày công nghiên cứu về thời kỳ bao cấp, về chặng đường đầu của sự nghiệp đổi mới kinh tế ở Việt Nam, về tư duy kinh tế và những cuộc “phá rào” kinh tế trong khoảng thời gian 15 năm sau ngày thống nhất đất nước.

GS Đặng Phong được ví như cuốn từ điển sống về kinh tế Việt Nam, ngoài sự nghiệp nghiên cứu lịch sử kinh tế của mình, GS Đặng Phong đã kinh qua nhiều công việc như: Ủy viên Hội đồng khoa học, Trưởng phòng Lịch sử kinh tế, Viện Kinh tế Việt Nam, Chủ nhiệm khoa Kinh tế Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

GS Đặng Phong còn là chuyên gia mời của Viện hàn lâm Khoa học Cuba (2007), Ngân hàng Desjardin, Montréale, Canada (1994), được mời thỉnh giảng nhiều trường đại học như: Đại học Aix en Provence (2007), Đại học Cambridge (2005), Đại học quốc gia Monterey Bay, California (1997)…; cộng tác viên của Trung tâm Khoa học quốc gia Pháp năm 1998, 1999; chủ tịch tiểu ban kinh tế tại EURO-Viet III, Amsterdam năm 1997.

10. Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng – Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

Nguyễn Mạnh Hùng sinh năm 1962 tại tỉnh Phú Thọ. Năm 1979, ông thi đỗ vào Học viện Kỹ thuật Quân sự, khóa 14. Sau một năm học tại Đại học Kỹ thuật Quân sự đạt kết quả xuất sắc, ông được Bộ Quốc phòng tuyển chọn đi học kỹ sư quân sự tại Liên Xô. Từ năm 1995-1998, ông học thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Việt Nam. Ông tốt nghiệp Kỹ sư chuyên ngành Điện tử viễn thông ở Liên Xô (cũ), thạc sĩ viễn thông ở Australia, thạc sĩ quản trị kinh doanh ở Đại học Kinh tế Quốc dân.

Ông hiện giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, Ủy viên Quân ủy Trung ương. Ông từng là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel). Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam kiêm Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương.

11. Ông Bùi Nhật Quang – Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Bùi Nhật Quang sinh năm 1975, quê quán tại quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Từ năm 1991-1995, ông học chuyên ngành Kinh tế Phát triển, tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, tốt nghiệp Cử nhân. Từ tháng 03/1996 đến tháng 06/1998, ông học sau đại học tại Đại học Trento, thành phố Trento, Cộng hòa Italia, chuyên ngành Kinh tế Chính trị.

Hiện tại, ông giữ chức vụ Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Ông từng giữ chức vụ Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, trước đó ông là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa XII (2016 – 2021).

12. Bà Thái Hương – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Sữa TH True Milk; Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á.

Bà Thái Hương sinh ra và lớn lên tại tỉnh Nghệ An. Bà tốt nghiệp hệ cử nhân ngành Kế toán tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU). Sau khi tốt nghiệp, bà về làm cán bộ Nhà nước tại Ban Tài chính Hải Phòng. Tuy nhiên, sau một thời gian, bà đã quyết định rời bỏ vị trí này để ra ngoài tự bươn chải và kinh doanh riêng.

Được thành lập tại tỉnh Nghệ An vào năm 2008, Tập đoàn TH đã ra đời và cho ra mắt dòng sữa TH True Milk, đã tạo ra cuộc cách mạng sữa đầu tiên – cuộc cách mạng sữa tươi sạch. Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, bà Thái Hương và tập đoàn TH đã khởi dựng dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa trị giá 1,2 tỷ USD. Chỉ sau 5 năm – năm 2015, tập đoàn đã ghi dấu ấn với trang trại chăn nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ cao lớn nhất châu Á.

13. Ông Nguyễn Văn Cẩn – Tổng cục trưởng tổng cục Hải Quan

Ông Nguyễn Văn Cẩn sinh năm 1963, vào ngành Hải quan từ tháng 9/1990. Không chỉ là Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, ông còn là Chánh văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia, thành viên Ủy ban quốc gia an ninh hàng không, thành viên Ủy ban quốc gia phòng chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm.

Ông Nguyễn Văn Cẩn tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội ngành kinh tế đối ngoại, Thạc sỹ Kinh tế chính trị tại Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Lý luận chính trị cao cấp.

14. Bà Nguyễn Thị Nga – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SeaBank, Chủ tịch Tập đoàn BRG

Bà Nguyễn Thị Nga là người Hà Nội, sinh năm 1955, tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế Kế hoạch (nay là Đại học Kinh tế Quốc dân) và đã từng học nhiều lớp kinh tế ở Pháp, Đức, Nhật Bản, Úc, đồng thời là người Việt Nam đầu tiên được mời ở George Town (Mỹ) do quỹ tài trợ Hillary Clinton, phu nhân cựu tổng thổng Bill Clinton, dành riêng cho các nhà lãnh đạo tập đoàn kinh tế.

Luôn đứng đầu lớp Kế hoạch – K19 của Trường Đại học Kinh tế Kế hoạch về kết quả học tập, nhưng cô nữ sinh cũng thường xuyên tham gia các hoạt động văn nghệ của sinh viên.

Cô nữ sinh duyên dáng ngày trước giờ đây đã là Bà Chủ tịch của SeABank, ngân hàng thương mại cổ phần lớn ở Việt Nam. Ngoài ra, bà Nguyễn Thị Nga cũng thành lập tập đoàn BRG trong đó có nhiều công ty và các dự án khác ở Việt Nam đặc biệt là Kings Island Golf Resort và Ruby Tree Golf Resort. Đồng thời bà còn sở hữu 2 khách sạn lớn tại Hà Nội dưới sự quản lý của Hilton Worldwide và nằm cổ phần tại Intimex.

15. Ông Trương Đình Anh – Nguyên Tổng Giám đốc FPT

Trương Đình Anh (sinh năm 1970) là một doanh nhân tại Việt Nam. Anh là cháu của ông Trương Gia Bình, chủ tịch Hội đồng quản trị của FPT.

Anh tốt nghiệp cử nhân Kinh tế – Đại học Kinh tế Quốc dân. Anh nguyên là Tổng Giám đốc của Tập đoàn FPT (từ 2011-2012), cựu chủ tịch hội đồng quản trị FPT Telecom. Anh giữ nhiều chức vụ như: Tổng Giám đốc Công ty Truyền thông FPT, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Viễn thông FPT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Viễn thông FPT, Tổng Giám đốc FPT.

Tuy nhiên, giữa tháng 7 năm 2016, Trương Đình Anh tiết lộ việc đưa cả gia đình sang Mỹ định cư.

Trên đây là 15 gương mặt cựu sinh viên tiêu biểu nhất của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Đó là cả niềm vinh dự và tự hào của Trường, hy vọng những tấm gương tiêu biểu đó sẽ truyền động lực cho các bạn để các bạn phát huy bản thân mình.

Trích nguồn: neuconfessions.edu.vn

Tin cùng chuyên mục

OUR TEAM

Meet the team - our office rats:


Boss

ThS. Lê Ngọc An

Senior advisor

Boss

ThS. Trần Vĩnh Thanh

Senior advisor