Bật mí về hệ thống giáo dục nước Đức

Đức là đất nước phát triển thứ 4 trên thế giới, có nền kinh tế rất lớn mạnh. Tại đây hệ thống giáo dục rất được coi trọng, nền giáo dục tại đây được đánh giá là một trong những nền giáo dục tốt nhất thế giới. Hãy cùng tìm hiểu về nền giáo dục của nước Đức tốt như thế nào qua sự chia sẻ của cô QH – một người bạn thân của cô Phạm Thị Thanh Thùy
----------------------------------- 
Sinh ra và thụ hưởng nền giáo dục Việt Nam từ bé, đi học và đi qua vài nước khác, giờ định cư và có con đi học ở đây mình thấy nước Đức có nền giáo dục rất tốt.
Sau khi sinh con, người mẹ hoặc cha ở Đức được hưởng 65-75% lương để ở nhà nuôi con 2 năm đầu, nhưng các trường mẫu giáo đều nhận trẻ con từ 6 tháng tuổi, cá biệt có trường nhận cả trẻ nhỏ hơn. Từ 6-35 tháng trẻ con vào lớp trẻ nhỏ, lớp đó lại chia ra các nhóm nhỏ khoảng 6-8 cháu để phù hợp với nhau, mỗi nhóm do 1 cô chăm sóc dạy dỗ. Khoảng thời gian dưới 2 tuổi là để tạo dựng những kỹ năng đơn giản nhất như cầm nắm, tự xúc ăn, tự mặc quần áo, dù bôi trét lên đầu hay mặc ngược cũng không sao. 

Từ 3 tuổi thì trẻ vẽ và cắt dán, chơi các trò thí nghiệm màu sắc, ánh sáng, vận động, đi khám phá thiên nhiên, thăm chỗ phân loại rác, sở cảnh sát, cứu hỏa, siêu thị... Nhưng dù tuổi nào thì nguyên lý cơ bản vẫn là chơi thật nhiều để khám phá thế giới và xây dựng các mối quan hệ cá nhân. Mỗi năm tuổi đều có 1 buổi cô giáo gặp riêng phụ huynh để đánh giá xem trẻ phát triển đúng tuổi không, cần can thiệp trị liệu về tâm lý hay thể chất không. 
 

Trẻ em tại Đức chơi là chính, học là phụ

1 năm trước khi đi học trẻ tập cầm bút đúng cách, tập các nét thẳng và cong, yêu cầu cao nhất là viết đc tên mình, vì tên mỗi người là một điều đặc biệt. Nếu có hạn chế về giọng nói hay phát âm đều đc chỉnh sửa kịp thời. Ngoài ra tuyệt đối không dạy trước cái gì. Trẻ tham dự 2 cuộc đánh giá xem đủ chín muồi để đi học chưa, do sở y tế và trường mình định vào học đánh giá, chưa đủ thì chơi thêm 1 năm nữa ở mẫu giáo, không sao hết. Nhiều bố mẹ cũng muốn con đc chơi thêm 1 năm nên cho đi học muộn lại.
Ngày khai giảng lớp 1 là một ngày trọng đại, vào ngày thứ 7 trước thứ 2 đầu tiên của năm học. Bố mẹ, ông bà, anh chị em hay người thân đc trường mời đến dự tùy theo độ lớn của hội trường. Trường nào cũng làm ngắn gọn, mỗi lớp 1 độ 1 tiếng nhưng đầy trân trọng vì học sinh ở Đức chỉ khai giảng 1 lần trong đời, từ lớp 2 hết nghỉ hè là đến lớp, không có khai giảng nữa. Các gia đình có con vào lớp 1 chuẩn bị một cái túi giấy hình nón, chứa quà tặng và bánh kẹo với hàm ý bắt đầu cuộc đời đi học ngọt ngào. Sau buổi sáng khai giảng sẽ ăn tiệc mừng cả ngày.
 
                  

Ngày khai giảng đầy niềm vui với quà tặng và bánh kẹo

Tiểu học gồm lớp 1-4, có 9 /10 môn học, chú trọng vào tiếng Đức, Toán, thể dục, thủ công và khoa học thường thức. Trung bình 1 lớp 24 hs, mỗi khối 3 lớp. Cô giáo chủ nhiệm dành 2 buổi mỗi tuần sau giờ học chính để kèm các bạn kém hơn và bồi dưỡng các bạn có năng khiếu, tất nhiên không có thù lao, giáo dục ở Đức là miễn phí. Điểm số hoàn toàn bí mật, cô giáo trả bài úp xuống, không ai xem của ai. Cuối năm gọi lên trao bảng điểm cũng có lớp biểu dương 3 bạn tốt nhất.
Lớp 5-6 là lớp định hướng để giáo viên đánh giá năng lực mỗi học sinh, khi kết thúc lớp 6 giáo viên sẽ đưa ra lời khuyên cho bố mẹ là nên cho con vào trường chuyên (học hết lớp 12, lên ĐH) hay trường thường (học hết lớp 9/10, đi học nghề). Nhưng chỉ khuyên còn gia đình tự quyết định. Nhiều học sinh học tốt nhưng cũng không muốn học đại học mà chỉ học nghề mình ưa thích. Trường chuyên lấy điểm đầu vào là từ điểm 2 (tương đương 8.0 ở Việt Nam). Cũng có những trường chuyên tuyển luôn học sinh từ lớp 5, tùy từng thành phố và bang.
 

Ba lớp cuối cấp của trường chuyên từ lớp 10-12 là những lớp đánh giá khả năng vào đại học, thi tốt nghiệp gồm 5 môn, điểm tốt nghiệp sẽ cộng với điểm trung bình 3 năm học cho ra kết quả để chọn trường đại học, các trường đại học khó đương nhiên yêu cầu điểm cao hơn, ví dụ muốn học làm bác sỹ thì điểm trung bình phải là 1-1,2, là điểm số cao nhất (tương đương 9,5 -10,0 ở Việt Nam).
Các học sinh ở Đức đi thực tập mỗi năm 1 lần 4 tuần từ lớp 8 sau khi tham vấn với 1 cô giáo chuyên trách trong trường để tìm ra nghề mình thích nhất và có khả năng nhất. Nhưng khi đã học đại học hoặc học nghề mà thấy không phù hợp, không thích nữa thì đổi sang học nghề khác cũng không sao, giáo dục vẫn luôn miễn phí. Tuy vậy, ngoài hệ thống trường công lập, gần đây các trường chuyên và đại học tư nhân phát triển mạnh, chất lượng rất tốt mà học phí cũng không quá đắt vì vẫn được hưởng tiền trợ giúp của nhà nước. Thời gian học nghề cũng dài tương đương với học đại học, thực tập rất nhiều nên thợ các ngành của Đức giỏi và rất chuyên nghiệp.

 

Tin cùng chuyên mục

OUR TEAM

Meet the team - our office rats:


Boss

ThS. Lê Ngọc An

Senior advisor

Boss

ThS. Trần Vĩnh Thanh

Senior advisor